Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Thiếu nắng gây tác hại như hút thuốc lá

Ánh nắng dường như đã trở thành nỗi "ám ảnh" với người hiện đại vì những cảnh báo nguy hại của nó. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố cần thiết trong đời sống vì nó không những cung cấp vitamin D mà còn giúp con người sống lâu, mạnh khỏe hơn.

Ngoài ra, ánh nắng còn giúp phòng, chống nhiều loại bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, đột quỵ, hen suyễn, đa xơ cứng…
Cơ thể con người sản xuất vitamin D qua việc phơi nắng. Vitamin này giúp xương, răng chắc khỏe, phòng chống bệnh đường ruột.
Cạnh đó, các nghiên cứu mới nhất còn cho thấy ánh nắng lành mạnh còn có nhiều lợi ích khác. Ví dụ cơ thể sẽ sản xuất nitric oxide giúp bảo vệ hệ thống tim mạch và hormone tạo cảm giác hạnh phúc serotonin.
 
Tắm nắng đúng cách có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hình minh họa.
1. Thiếu nắng cũng nguy hại như hút thuốc lá
Một nghiên cứu trên 30.000 phụ nữ trong 20 năm cho thấy tránh nắng quá mức cũng đem lại hậu quả xấu như hút huốc. 1,5/100 phụ nữ tử vong trong 20 năm qua chết vì tia cực tím, trong khi có 3/100 phụ nữ tránh nắng toàn diện.
Người có thói quen tắm nắng giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, bệnh liên quan đến ung thư.
2. Người lớn tuổi cần nhiều nắng hơn
Người lớn tuổi thiếu ánh nắng có nồng độ vitamin D trong máu ít hơn và thiếu hoạt động ngoài trời. Phơi nắng làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bị đột quỵ và trụy tim vì da sẽ sản xuất nitric oxide vào máu, làm giảm huyết áp, khiến mạch máu giãn nở lớn hơn. 
3. Ánh nắng giúp giảm sưng viêm
Nghiên cứu cho thấy vào mùa đông hoạt động của các gen gây sưng viêm hệ thống miễn dịch tăng để chống bệnh và mùa hè thì gen chống sưng viêm lại tăng hoạt động.
 thieu nang gay tac hai nhu hut thuoc la - 2
Hình minh họa.
Sưng viêm mãn tính gây ra nhiều loại bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Ánh nắng có thể giúp cơ thể điều chỉnh phản ứng sưng viêm tự nhiên. Có sự tương quan giữa việc phơi nắng và các bệnh như đa xơ cứng, xơ vữa động mạch.
4. Nắng giúp chống béo phì
Các nhà khoa học phát hiện ra nắng còn giúp con người thanh mảnh, khỏe mạnh hơn. Người phơi nắng có thể làm giảm sự phát triển béo phì và triệu chứng tiểu đường type 2. Đây là tác dụng của nitric oxide trong máu, khiến insulin không thể "hoành hành", giúp giảm bệnh tiểu đường.
Phơi nắng cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Con người thường cảm thấy tươi sáng hơn khi có ánh nắng, nó điều chỉnh lượng hormone gây ngủ melatonin trong cơ thể. Hormone này cũng có thể gây trầm cảm, bệnh Alzheimer và Parkinson.
5. Giúp mắt trẻ tốt hơn
Thiếu nắng có hậu quả rõ rệt lên trẻ em. Các trẻ thiếu thời gian chơi bên ngoài tăng nguy cơ cận thị đáng kể. Dopamine dẫn truyền thần kinh ức chế sự phát triển nhãn cầu quá mức gây cận thị. Ánh nắng tạo retine giải phóng dopamine.
 thieu nang gay tac hai nhu hut thuoc la - 3
Nên sử dụng kem chống nắng một cách hợp lý để không làm mất đi lợi ích do ánh nắng mang lại. Hình minh họa.
6. Giúp khả năng nam giới
Ánh nắng còn có thể nâng cao ham muốn tình dục của nam giới. Hormone nam  testosterone tăng cao vào tháng 8, giảm vào mùa đông và giảm rõ rệt vào tháng thiếu nắng.
7. Giúp sống lâu hơn
Dù phơi nắng quá mức là rất nguy hiểm và ta nên tránh nắng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, người phơi nắng hợp lý có cuộc sống lâu dài hơn.
Tránh nắng hoàn toàn có thể tăng cao nguy cơ bệnh tim. Chúng ta cũng nên sử dụng kem chống nắng hợp lý để không mất đi hoàn toàn lợi ích từ ánh nắng.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Bài thuốc trị mụn nhọt từ cây bồ kết

Để chữa mụn nhọt, dùng gai bồ kết, kim ngân hoa, cam thảo, mỗi thứ từ 2 đến 8 g để sắc nước uống. 


Cây bồ kết. Ảnh: Kentary.
Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả từ điển Cây thuốc Việt Nam, bồ kết còn gọi là bù kết, châm kết, miên kết, mận kết, tận kết. Tên khoa học: Gleditsia australis Hemsl. Ex Forbes et Hemsl, thuộc họ đậu Fabaceae.
Bồ kết thuộc loại cây gỗ, cao từ 5 đến 10 m. Thân có gai khỏe, phân nhánh từ 10 đến 15 cm. Lá thường 2 lần lông chim, có trục dài từ 6 đến 12 cm, có lông mịn hoặc gần nhẵn. Lá lông chim từ 2 đến 4 đôi, trục dài từ 7 đến 10 cm. Lá chét từ 6 đến 8 đôi, gân đối hay xen kẽ, thuôn, dài từ 20 đến 35 mm, rộng từ 10 đến 20 mm, tròn lõm ở đầu, nhọn không cân ở gốc, lượn tai bèo ở mép, không lông hay có lông rải rác, gân bên mảnh khoảng 10 đôi, cuống phụ khoảng một mm.
Cụm hoa bồ kết chia thành chùy hay chum bó ở trên nách lá hay ngọn, có lông mềm. Hoa 5 cánh thuôn hình trứng ngược, có cuống từ 2 đến 3 mm, có lông mềm màu trắng, lá đài 5, hình tam giác kéo dài. Hoa đực có 10 nhị. Hoa lưỡng tính 5 nhị, bầu không cuống, phủ lông sát. Quả đậu, dài từ 10 đến 12 cm, rộng từ 1,5 đến 2 cm, hơi cong, tù ở đầu, gồ lên trên các hạt, không lông. Hạt từ 10 đến 12 cm, màu nâu nâu, có cuống ngắn từ 3 đến 4 mm.
Cây bồ kết ưa sáng, mọc rải rác trong rừng rậm thường xanh thứ sinh và thường được trồng quanh làng bản, vườn, ở độ cao dưới 700 m. Loài thực vậy này ưa đất tốt, sâu, ẩm. Sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt dễ dàng, đâm chồi khỏe. Phân bố nhiều ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, TP HCM. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc.
Đông y dùng gai bồ kết làm thuốc, thường gọi là tạo giác thích. Người ta thu hái quanh năm, phơi khô. Thuốc này có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu thũng độc, sưng vú, làm xuống sữa. 
Phân tích dược lý cho thấy gai bồ kết chứa gleditsia saponin B-G, axit palmatic, axit béo, nonacosane. Hỗn hợp saponin và flavonoid trong bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng. Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ bồ kết như sau:
Sưng vú ở phụ nữ
Gai bồ kết 30 g. Đốt thành than (tồn tính), nghiền bột. Mỗi lần dùng 3 g, uống với nước rượu vàng ấm.
Mụn nhọt
Gai bồ kết, kim ngân hoa, cam thảo, mỗi thứ từ 2 đến 8 g, sắc nước uống. Đồng thời, lấy gai bồ kết, quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông phết vào giấy bản làm cao dán lên mụn.

Công dụng chữa bệnh của dây tơ hồng

Để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, dùng dây tơ hồng sao, lá táo chua, mỗi vị 30 g, sắc uống. 


Dây tơ hồng (màu vàng). Ảnh: thuongmaitruongxua.
Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về cây thuốc cho biết tơ hồng tên khoa học là Cuscuta chinensis Lam, thuộc họ tơ hồng Cuscutaceae. Đây là dạng dây leo quấn qua trái, không có diệp lục. Toàn thân cây dạng sợi to từ một đến 2 mm, màu vàng, bóng nhẵn có vòi hút, thường ký sinh trên một số cây bụi. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng, thường tụ thành nhóm từ 10 đến 12 chiếc, đài hoa dính hình lục lạc, cao 1,2 cm, 5 nhị, bầu có 2 vòi nhụy. Quả nhỏ, hình cầu, có từ 2 đến 4 hạt.
Tơ hồng thường ký sinh trên cúc tần và các loại cây bụi khác, phân bố phổ biến khắp Việt Nam. Ngoài ra còn có ở Afghanistan, Srilanka, Trung Quốc, Thái Lan. Đông y dùng toàn toàn cây và hạt để làm thuốc, thường gọi là thỏ ti tử. Loài này vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết giải độc. Hạt có vị cay, ngọt, tính bình, tác dụng tư can, bổ thận, ích tinh, dưỡng can minh mục, ích tinh minh mục, thanh nhiệt lương huyết, tráng dương, chỉ tả.
Người ta thu hái cây vào mùa thu, phơi khô. Hạt thường được dùng trị lưng gối yếu mỏi, liệt lương, di tinh, đái đục, đầu váng mắt hoa, sức nhìn giảm sút, thai động. Dây tơ hồng còn trị mụn nhọt, sạm da mặt. 
Phân tích dược lý cho thấy tơ hồng có cuscutosid A, B, cuscutamin. Hạt chứa agroclavin là một chất độc tác động vào trung tâm giao cảm. Hạt Tơ hồng có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ dây tơ hồng như sau:
Đái tháo đường
Dùng thỏ ti tử 1 kg, mật ong 1lít. Ngâm thỏ ti tử trong rượu 10 ngày, vớt ra phơi khô, giã nát khi còn ẩm rồi sấy khô, nghiền thành bột. Cho thêm mật ong vào từ từ luyện thành viên to như hạt đậu đen. Mỗi lần dùng 50 viên, uống với nước nóng trước khi ăn cơm.
Lang ben (bạch điển phong)
50 g cây tơ hồng tươi xắt nhuyễn ngâm trong 100 ml rượu cồn 75 độ đủ 7 ngày. Khi dùng, lấy tăm bông nhúng vào thuốc bôi vào chỗ bệnh. Mỗi ngày bôi từ 2 đến 3 lần, dùng liên tiếp 30 ngày.
Hen suyễn
Dây tơ hồng sao, lá táo chua, mỗi vị 30 g, sắc uống.
Tiểu nước đục đỏ do thận hư yếu, tinh ít, huyết ráo, miệng khô, phiền nhiệt, đầu choáng váng, hồi hộp
Thỏ ti tử, mạch môn (bỏ lõi), mỗi vị 20 g, sắc uống.

Bài thuốc trị tiểu đường bằng khoai lang

Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng, nấu nước uống cả ngày giúp ổn định đường huyết hiệu quả.


Khoai lang trắng và đỏ. Ảnh: benhtieuduong.
Tiến sĩ Võ Văn Chi có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về thảo dược, cho biết khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Lam. Cây thuộc họ khoai lang Convolvulacece.
Đây là loài cây thảo sống lâu năm, thân mọc bò, dài từ 2 đến 3 m. Rễ phình thành củ tròn dài, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình dạng, thường hình tim xẻ ba thùy sâu hay cạn, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành xim, có ít hoa ở đầu cành hay nách lá. Khoai lang dễ trồng, sống được ở những điều kiện khí hậu khác nhau, ưa đất pha cát và nơi có lượng mưa hàng năm khoảng 1.000 mm, không chịu được hạn trong thời gian sinh trưởng.
Đông y thường dùng ngọn dây khoai lang non và vỏ củ trắng làm thuốc. Người ta thu hái các ngọn cây có lá tía rửa sạch, dùng tươi. Vị thuốc này ngọt, mát, tác dụng bổ trung sinh tân, chỉ huyết, bài nung, nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận. Dùng để trị lỵ mới phát, đại tiện táo bón, di tinh, đái đục, phòng ngừa xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì, đái tháo đường.
Ở Philippine, từ năm 1944, người ta đã tìm thấy trong ngọn của khoai lang màu đỏ một hoạt chất giống như insulin, trong khi ở các lá già thì không thấy hoạt chất này. Các thầy thuốc khuyên bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nên ăn thứ rau này. Năm 2003, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy hoạt chất caiapo trong khoai lang trắng có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý insulin rất tốt. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng minh rằng ăn khoai lang trắng có kết quả tốt đối với bệnh nhân thiếu máu và tăng huyết áp.
Năm 2002, trong kỷ yếu hội thảo Hóa học các hợp chất thiên nhiên với Y học cổ truyền tại TP HCM giới thiệu bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây khoai lang như sau:
- Ăn ngọn khoai lang lá tía theo cách nào cũng được, càng nhiều càng tốt, có thể ăn thêm ít cơm. Có người đã dùng đọt non rau khoai lang tía (tím), luộc, xào, nấu canh, gần như ăn trừ cơm ròng rã trong khoảng 3 tuần. Người này đã sống khỏe suốt 40 năm, theo dõi bệnh không tái phát.
- Ăn hột đậu chiều, rau khoai lang đỏ. Uống thêm nước sắc quả chuối hột xanh 30 g uống hàng ngày.
- Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.
- Củ khoai lang trắng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, mỗi ngày dùng 50 g hãm nước sôi uống cả ngày. Áp dụng liên tục 10 ngày.
Trần Ngoa
n

Chữa tiểu đường bằng bài thuốc rau muống và râu ngô

Để ổn định đường huyết, hãy lấy 60 g cọng rau muống, 30 g râu ngô (bắp), rửa sạch và nấu nước uống.


Rau muống. Ảnh: kienthuc.
Tiến sĩ Võ Văn Chi với hàng chục năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forssk. Cây thuộc họ khoai lang Convolvulaceae. Đây là cây thảo sống nhiều năm, bò lan trên mặt đất hay mặt nước. Thân hình trụ rỗng ruột, có rễ ở mắt. Lá màu lục, hình tam giác hay mũi tên. Hoa màu trắng hoặc tím nhạt, hình phiễu. Quả nang tròn 8-9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung.
Đông y thường dùng dây và lá rau muống làm thuốc, người ta chọn loại rau có màu tía, lấy các chồi và cọng. Cây có vị ngọt, nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu chỉ huyết. Loại rau này thường được dùng trị ngộ độc thức ăn, thuốc, tiểu tiện khó, tiểu ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, ho ra máu, trĩ xuất huyết.
Phân tích dược lý cho thấy rau muống chứa protein, béo, carbohydrat, các chất khoáng canxi, magie, sắt và các vitamin, provitamin A, vitamin C. Ngoài ra còn có nhiều lipid hơn hầu hết loại rau khác, trong đó có monogalactosyldiglycerid và digalactosyldiglycerid, sterol, các chất N-trans và N-cis feruloyltyramin.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng 60 g cọng rau muống, 30 g râu ngô, rửa sạch nấu nước uống. Lưu ý: Để đảm bảo vệ sinh an toàn, trước khi sử dụng nên rửa sạch từng ngọn rau muống rồi ngâm với nước muối loãng chừng 10-15 phút, sau đó vớt ra rửa lại, để cho ráo rồi dùng
.

Bài thuốc hay từ rễ cây dứa

Người bị tiểu đường, lấy một nắm rễ dứa sắc uống, xác còn lại ninh nhừ làm nước trà uống trong ngày, dùng nhiều ngày liên tục, bệnh sẽ giảm dần.


Dứa còn gọi là thơm, khóm. Ảnh: News.
Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết dứa còn gọi là khóm hoặc thơm, tên khoa học là Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ dứa Bromeli aceae.
Cây này có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn. Khi cây trưởng thành, từ chùm lá mọc ra một thân dài từ 20 đến 40 cm, mang một bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá nhỏ. Bông gồm nhiều hoa, mỗi hoa mọc ở nách một lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi quả hình thành, các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm. Các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Dứa có nguồn gốc ở Brazil, người  ta trồng trên nương rẫy, sườn đồi, trong vườn. Đến nay loài này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới của châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Đông y dùng rễ dứa để làm thuốc. Người ta đào củ dứa lên, lấy gốc và rễ, rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô, rồi đem sao vàng, khử thổ, để dành dùng trong nhiều ngày. Rễ dứa có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Thuốc sắc thường dùng để chữa tiểu tiện không thông, tiểu ra sạn sỏi. Liều dùng từ 30 đến 40 g. Phân tích dược lý cho thấy rễ dứa, thân dứa, quả dứa đều chứa bromelin làm tan protein. Rễ có tác dụng chống viêm và lợi tiểu.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc bài thuốc từ rễ cây dứa như sau:
Đái tháo đường
Mỗi lần dùng một nắm lớn rễ dứa, sắc 3 chén, chia làm 8 phần. Xác còn lại nấu ninh, làm nước trà uống trong ngày. Uống nhiều ngày liên tục, bệnh giảm dần. Phải kiêng kỵ cá tanh, cua, tôm, dầu mỡ, đồ lạnh, đồ sống.
Tiểu tiện không thông, tiểu ra cát sỏi
Dùng từ 30 đến 40 g rễ dứa sắc uống
.

6 loại thực phẩm có thể gây táo bón

Một số thực phẩm tưởng chừng tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng có thể là thủ phạm gây táo bón nếu ăn không đúng cách, theo womansday.

Cà phê
Cà phê là loại thức uống nhiều người ưa thích, nhưng uống quá nhiều có thể khiến cơ thể mất nước và làm tắc nghẽn các cơ quan, gây táo bón, theo chuyên gia Winnie Yu, tác giả cuốn “What to Eat for What Ails You”.
Chuối chưa chín
Ai cũng nghĩ chuối là loại trái cây giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2005 ở Đức tìm thấy chuối đứng sau sô cô la về loại thực phẩm gây ra táo bón, nếu dùng chuối chưa chín.
Sữa
Canxi từ sữa làm cho xương chắc khỏe, nhưng uống quá nhiều sữa có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến phân cứng, gây táo bón.
Khoai tây chiên
Nếu bạn cần một bữa ăn nhẹ thì nên lựa chọn món bắp rang hơn là khoai tây chiên, vì khoai tây chiên ít chất xơ và nhiều chất béo có thể gây táo bón, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA.
Táo bón ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Tập thể dục đều đặn với những tư thế trong bài yoga dưới đây sẽ giúp bạn điều trị chứng táo bón hiệu quả.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có xu hướng có nhiều chất béo bão hòa hơn thịt trắng, theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, và những chất béo bão hòa có thể “gây rối” đường ruột, làm cho bạn khó đi tiêu.
Kem
Kem có thể là một trong những món ăn nhiều người ưa thích, nhưng nếu bạn đang bắt đầu bị táo bón, sữa trong kem sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn, theo báo cáo của Viện Tiểu đường và hệ tiêu hóa và bệnh thận (Mỹ).
Ngọc Lam