Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Bài thuốc trị tiểu đường bằng khoai lang

Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng, nấu nước uống cả ngày giúp ổn định đường huyết hiệu quả.


Khoai lang trắng và đỏ. Ảnh: benhtieuduong.
Tiến sĩ Võ Văn Chi có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về thảo dược, cho biết khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Lam. Cây thuộc họ khoai lang Convolvulacece.
Đây là loài cây thảo sống lâu năm, thân mọc bò, dài từ 2 đến 3 m. Rễ phình thành củ tròn dài, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình dạng, thường hình tim xẻ ba thùy sâu hay cạn, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành xim, có ít hoa ở đầu cành hay nách lá. Khoai lang dễ trồng, sống được ở những điều kiện khí hậu khác nhau, ưa đất pha cát và nơi có lượng mưa hàng năm khoảng 1.000 mm, không chịu được hạn trong thời gian sinh trưởng.
Đông y thường dùng ngọn dây khoai lang non và vỏ củ trắng làm thuốc. Người ta thu hái các ngọn cây có lá tía rửa sạch, dùng tươi. Vị thuốc này ngọt, mát, tác dụng bổ trung sinh tân, chỉ huyết, bài nung, nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận. Dùng để trị lỵ mới phát, đại tiện táo bón, di tinh, đái đục, phòng ngừa xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì, đái tháo đường.
Ở Philippine, từ năm 1944, người ta đã tìm thấy trong ngọn của khoai lang màu đỏ một hoạt chất giống như insulin, trong khi ở các lá già thì không thấy hoạt chất này. Các thầy thuốc khuyên bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nên ăn thứ rau này. Năm 2003, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy hoạt chất caiapo trong khoai lang trắng có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý insulin rất tốt. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng minh rằng ăn khoai lang trắng có kết quả tốt đối với bệnh nhân thiếu máu và tăng huyết áp.
Năm 2002, trong kỷ yếu hội thảo Hóa học các hợp chất thiên nhiên với Y học cổ truyền tại TP HCM giới thiệu bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây khoai lang như sau:
- Ăn ngọn khoai lang lá tía theo cách nào cũng được, càng nhiều càng tốt, có thể ăn thêm ít cơm. Có người đã dùng đọt non rau khoai lang tía (tím), luộc, xào, nấu canh, gần như ăn trừ cơm ròng rã trong khoảng 3 tuần. Người này đã sống khỏe suốt 40 năm, theo dõi bệnh không tái phát.
- Ăn hột đậu chiều, rau khoai lang đỏ. Uống thêm nước sắc quả chuối hột xanh 30 g uống hàng ngày.
- Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.
- Củ khoai lang trắng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, mỗi ngày dùng 50 g hãm nước sôi uống cả ngày. Áp dụng liên tục 10 ngày.
Trần Ngoa
n

Chữa tiểu đường bằng bài thuốc rau muống và râu ngô

Để ổn định đường huyết, hãy lấy 60 g cọng rau muống, 30 g râu ngô (bắp), rửa sạch và nấu nước uống.


Rau muống. Ảnh: kienthuc.
Tiến sĩ Võ Văn Chi với hàng chục năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forssk. Cây thuộc họ khoai lang Convolvulaceae. Đây là cây thảo sống nhiều năm, bò lan trên mặt đất hay mặt nước. Thân hình trụ rỗng ruột, có rễ ở mắt. Lá màu lục, hình tam giác hay mũi tên. Hoa màu trắng hoặc tím nhạt, hình phiễu. Quả nang tròn 8-9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung.
Đông y thường dùng dây và lá rau muống làm thuốc, người ta chọn loại rau có màu tía, lấy các chồi và cọng. Cây có vị ngọt, nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu chỉ huyết. Loại rau này thường được dùng trị ngộ độc thức ăn, thuốc, tiểu tiện khó, tiểu ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, ho ra máu, trĩ xuất huyết.
Phân tích dược lý cho thấy rau muống chứa protein, béo, carbohydrat, các chất khoáng canxi, magie, sắt và các vitamin, provitamin A, vitamin C. Ngoài ra còn có nhiều lipid hơn hầu hết loại rau khác, trong đó có monogalactosyldiglycerid và digalactosyldiglycerid, sterol, các chất N-trans và N-cis feruloyltyramin.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng 60 g cọng rau muống, 30 g râu ngô, rửa sạch nấu nước uống. Lưu ý: Để đảm bảo vệ sinh an toàn, trước khi sử dụng nên rửa sạch từng ngọn rau muống rồi ngâm với nước muối loãng chừng 10-15 phút, sau đó vớt ra rửa lại, để cho ráo rồi dùng
.

Bài thuốc hay từ rễ cây dứa

Người bị tiểu đường, lấy một nắm rễ dứa sắc uống, xác còn lại ninh nhừ làm nước trà uống trong ngày, dùng nhiều ngày liên tục, bệnh sẽ giảm dần.


Dứa còn gọi là thơm, khóm. Ảnh: News.
Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết dứa còn gọi là khóm hoặc thơm, tên khoa học là Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ dứa Bromeli aceae.
Cây này có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn. Khi cây trưởng thành, từ chùm lá mọc ra một thân dài từ 20 đến 40 cm, mang một bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá nhỏ. Bông gồm nhiều hoa, mỗi hoa mọc ở nách một lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi quả hình thành, các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm. Các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Dứa có nguồn gốc ở Brazil, người  ta trồng trên nương rẫy, sườn đồi, trong vườn. Đến nay loài này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới của châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Đông y dùng rễ dứa để làm thuốc. Người ta đào củ dứa lên, lấy gốc và rễ, rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô, rồi đem sao vàng, khử thổ, để dành dùng trong nhiều ngày. Rễ dứa có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Thuốc sắc thường dùng để chữa tiểu tiện không thông, tiểu ra sạn sỏi. Liều dùng từ 30 đến 40 g. Phân tích dược lý cho thấy rễ dứa, thân dứa, quả dứa đều chứa bromelin làm tan protein. Rễ có tác dụng chống viêm và lợi tiểu.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc bài thuốc từ rễ cây dứa như sau:
Đái tháo đường
Mỗi lần dùng một nắm lớn rễ dứa, sắc 3 chén, chia làm 8 phần. Xác còn lại nấu ninh, làm nước trà uống trong ngày. Uống nhiều ngày liên tục, bệnh giảm dần. Phải kiêng kỵ cá tanh, cua, tôm, dầu mỡ, đồ lạnh, đồ sống.
Tiểu tiện không thông, tiểu ra cát sỏi
Dùng từ 30 đến 40 g rễ dứa sắc uống
.

Cách chữa đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng được cho là do co thắt cơ bắp làm giảm lưu lượng máu gây ra cơn đau. Cơn đau này có mức độ từ nhẹ đến nặng và thường ảnh hưởng đến vùng lưng trên, cổ, da đầu và hàm.

Tuy vậy, cơn đau đầu do căng thẳng có thể hết nếu dùng phương pháp dưới đây, theo naturalnews.
Mát xa
Mát xa đầu làm giảm căng thẳng cơ bắp, quản lý cơn đau và cải thiện lưu thông máu. Mát xa dưới vùng mắt bằng tay với chuyển động tròn để thư giãn đầu óc.
Mát xa có hai vai trò khi nói đến điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người nhận liệu pháp mát xa đã giảm đau nửa đầu và chất lượng giấc ngủ tốt hơn trong những tuần họ được mát xa. Một nghiên cứu khác cho thấy ở người lớn có chứng đau nửa đầu, mát xa trị liệu giảm sự xuất hiện của các cơn đau đầu, rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng căng thẳng. Nó cũng làm tăng nồng độ serotonin, loại hoóc môn điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và sự ngon miệng.
Dù không nguy hiểm tính mạng nhưng những cơn đau nửa đầu Migraine kéo dài kèm một số triệu chứng khác khiến không ít người "khổ", nhất là chị em phụ nữ.
Những thứ cần tránh
Sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm sữa có thể sản xuất đờm ở khoang xoang, gây đau đầu với nhiều người.
Ánh đèn: Đèn sáng có thể gây ra cơn đau nửa đầu khi bị căng thẳng.
Gluten: Nếu bạn nhạy cảm với gluten, các phản ứng miễn dịch từ thực phẩm chứa gluten có thể gây ra cơn đau đầu. Thực phẩm chứa gluten gồm có bánh mì và thực phẩm đóng hộp.
Ngọc Lam