Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Những thực phẩm không tốt cho não


Dưới đây là những thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não bộ, theo indiatimes.
Đường
Đường và các thực phẩm chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe vì nó không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn hạn chế khả năng hoạt động của não. Lượng đường dư trong cơ thể có thể tạo ra các vấn đề về thần kinh, bên cạnh đó nó còn cản trở bộ não của bạn. Đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
Thực phẩm chế biến
Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa hóa chất, thuốc nhuộm, hương vị nhân tạo và chất bảo quản. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não bộ.
Muối ăn
Chúng ta đều biết ăn quá mặn ảnh hưởng đến huyết áp và không tốt cho tim của bạn. Theo một nghiên cứu, cơ thể dư nhiều muối có thể làm hỏng các chức năng nhận thức của não bộ và có thể làm giảm khả năng suy nghĩ.
Rượu
Rượu có thể gây ảnh hưởng mạnh đến bộ não của bạn qua việc nó làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể. Nó ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền thần kinh bằng cách thắt chặt các mạch máu nhỏ có vai trò quan trọng.
Đức Trí

Những lưu ý khi ăn ngao để tránh ngộ độc

Ngao là một loại hải sản phổ biến thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình nhưng dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Tuy nhiên, nhiều người ăn ngao không đúng cách và nghĩ rằng ai cũng có thể ăn ngao nên dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe. Sau đây là những lưu ý khi ăn ngao ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân.

Những lưu ý khi ăn ngao

Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao có thể ẩn chứa ký sinh trùng. Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên cho trẻ ăn con ngao dưới 1 tuổi, bởi giai đoạn này khả năng nhai của bé rất kém vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ăn.

Nếu ăn ngao không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe 
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra việc làm này, còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Không nên ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.

Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C, việc kết hợp này dễ gây ngộ độc.

Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người không nên ăn ngao

Người bị nhiễm lạnh

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngao có tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh. Nhất là đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.
Ngao có tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh
Những người bị cảm lạnh nên lưu ý khi ăn ngao để tránh bệnh nặng hơn
Người có cơ địa dị ứng

Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.

Người đau dạ dày

Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.

Người bị bệnh Gout

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.
Những người mắc bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout không nên ăn nhiều ngao
Những người mắc bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout không nên ăn nhiều ngao 
Người mắc bệnh thận, khó tiêu

Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng nên lưu ý khi ăn ngao.

Lưu ý khi chọn ngao

Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:

- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.

- Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.

- Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.

7 loại rau, quả cung cấp nhiều vitamin C bạn nên biết

Vitamin C chức năng như chống oxi hóa, tổng hợp collagen, hệ tim mạch, hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxi hóa...Nếu cơ thể bạn cung cấp thiếu thì ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. 
    Ổi 

     
    Ổi là một loại quả giàu khoáng chất đặc biệt là vitamin C. Trung bình một quả ổi có thể cung cấp tới 125,57 mg tương đương với 200% lượng vitamin cần thiết mỗi ngày.
    Ngoài ra, ổi cũng chứa hàm lượng chất xơ cao có thể giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, ổi cũng mang trong mình hàm lượng axit folic, mangan và kali dồi dào.
    Đu đủ
     
    Nếu ăn nửa quả đu đủ cung cấp đến 238 mg Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thường xuyên bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm, bạn nên lưu ý bổ sung đu đủ trong chế độ dinh dưỡng.
    Hơn nữa, đu đủ còn là loại trái cây chứa nhiều vitamin A , canxi và dồi dào nguồn kali. Đu đủ cũng chứa vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc làm mạnh đường tiêu hóa, đu đủ cung cấp ít năng lượng và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp với chế độ giảm cân.
    Cherries
     
    Anh đào rất giàu Vitamin C và là một loại quả tự nhiên chữa bệnh tuyệt vời. Ăn anh đào giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. 
    Xoài
     
    Xoài cũng là một nguồn vitamin A tuyệt vời, giống như vitamin C – giữ vai trò quan trọng trong miễn dịch và giữ đôi mắt của bạn luôn khỏe mạnh.
    Dứa
     
    Dứa cũng được chú ý nhờ vào nhả năng kháng viêm và hàn gắn vết thương, phòng trị các triệu trứng rối loạn dạ dày và giảm táo bón.
    Một cốc dứa cắt nhỏ có thể cung cấp 131 lượng vitamin C. Bên cạnh việc giàu vitamin C, dứa cũng có khả năng thúc đẩy phát triển xương, tăng cường sức khỏe tim mạch và làm giảm viêm khớp. 
    Cải thìa
     

    Cải thìa chứa nhiều vitamin A, B, C. Trong đó, lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Cải thìa còn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và phòng một số bệnh ngoài da.
    Hạt cải thìa còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
    Bắp cải
    Bắp cải sống có nhiều vitamin C, nhưng nấu bắp cải chín còn mang lại cho bạn nhiều vitamin C hơn nữa. Ăn một bát bắp cải sống có khoảng 30 mg vitamin C trong khi nấu chín có gần 60 mg. Bắp cải cũng chứa chất chống ôxi hóa, chất khoáng, vitamin K và chất xơ.
    Rau mầm
     
    Rau mầm chia làm hai loại: xanh và trắng.
    Rau mầm được dùng khá phổ biến trong các món salad hoặc xào tái với chút dầu hào.
    Hàm lượng cao các loại vitamin, amino axit và chất xơ cao. Trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A gấp 4 lần và hàm lượng canxi gắp 10 lần trong khoai tây.

    Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ trong ra ngoài của bí đao

    Theo Đông y, bí đao tính mát, không độc, vị ngọt, giàu dinh dưỡng, công năng thanh nhiệt giải độc, kiện kỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu, tiêu thũng. Không chỉ phần thịt của quả bí đao có công dụng chữa bệnh mà ngay cả hạt, vỏ, hoa, lá đều có thể dùng làm thực phẩm và có tác dụng tốt cho sức khỏe.

    Bí đao có thành phần chủ yếu là nước, nhiều chất xơ. Cứ 100g bí đao thì có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phốt pho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E... Với hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng lại giàu chất xơ và yếu tố vi lượng, bí đao là một món ăn lý tưởng cho người đang muốn giảm cân.
    Bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bí đao
    Chữa ung nhọt: vỏ bí đao 20g, thược dược đỏ 12g, hoa cúc vàng 15g, mật ong một ít. Nấu thành nước uống thay trà mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 7 ngày.
    Thanh nhiệt giải độc: vỏ bí đao, đậu đỏ đem sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.
    Ho, phong nhiệt, táo nhiệt: vỏ bí đao 15g, mật ong một ít, đem chưng nóng ăn 2 lần mỗi ngày.
    Viêm tuyến tiền liệt: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, đun với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Bỏ bã chắt lấy nước uống. Người bị dị ứng đậu tằm không nên dùng bài thuốc này.
    Phù khi có thai: bí đao cả vỏ, lượng tùy ý, cho muối vừa đủ, nấu nhừ để ăn. Bài thuốc có công dụng kiện tỳ, hành thủy, an thai.
    Hạt bí đao
    Viêm phổi, áp-xe phổihạt bí đao, ý dĩ sống,  bồ công anh, kim ngân hoa, diếp cá mỗi thứ 40g; rễ lau 20g; cát cánh, hạt đào, cam thảo mỗi thứ 10g. Sắc lấy nước uống.
    Tàn nhang: hạt bí đao 350g, bạch chỉ 15g, hạt sen 30g đem nghiền mịn. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội, uống hàng ngày.
    10 món canh thuốc từ bí đao
    Bí đao nấu móng giò: giúp trị chứng huyết hư phong ngứa, da khô nhăn, tàn nhang, mụn nhọt lâu lành. Cách làm: bí đao, móng giò lợn, ngò, hành, gia vị vừa đủ, hầm ăn.
    Bí đao nấu canh ngao: giúp trị tiểu tiện buốt gắt, đại tiện táo, miệng khô khát, da khô sần, ngứa.
    Bí đao nấu sườn heo: bài thuốc tẩm bổ cho trẻ em, người lớn gầy gò, khó lên cân, người bị táo bón, tiểu vàng buốt gắt. Cách làm: bí đao, sườn heo non, ngò, hành, gia vị vừa đủ, hầm ăn.
    Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ trong ra ngoài của bí đao
    Canh bí đao chân gà: trị chứng phù chân, nám mặt, da khô sần, tê nhức mỏi chân tay. Cách làm: bí đao, chân gà, rau ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
    Bí đao nấu với tim heo: trị chứng mộng tinh, ra mồ hôi trộm, âm hư, miệng lưỡi lở, hay quên. Cách làm: bí đao, tim heo, rau ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
    Bí đao nấu thịt vịt: trị đại tiểu tiện không thông, trị suy nhược, di tinh, mồ hôi trộm, miệng khô, khát.
    Canh bí đao cá thát lát: trị tức ngực, ho đàm, ăn kém, đau đầu chóng mặt, đại tiện táo, tiểu tiện bí, người hư nhược. Cách làm: bí đao, cá thát lát tẩm gia bị băm nhỏ làm viên, ngò, hành, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn.
    Canh bí đao tôm tươi: giúp trị chứng mệt mỏi, tỳ hư ăn kém, thận yếu đau lưng, tiểu bí, huyết hư, da khô nám. Cách làm: bí đao, tôm tươi lột vỏ, ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
    Bí đao nấu canh cua: giúp trị chứng nóng bứt rứt khó ngủ, ho khan tức ngực, trị chứng tâm phế nhiệt, trẻ kém ăn chậm lớn, khó lên cân, bí tiểu, táo bón, da khô sần ngứa. Cách làm: bí đao thái sợi, cua làm sạch giã lọc lấy nước, ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
    Canh bí đao nấu móng giò: giúp trị chứng huyết hư phong ngứa, vết sẹo, tàn nhang, da khô nhăn, mụn nhọt lâu lành.
    Canh bí đao nấu con dông: giúp trị chứng ho suyễn, trẻ em gầy còm, thận yếu, đau lưng, nhức xương khớp, các chứng khí huyết hư, sinh lý yếu. Cách làm: bí đao, thịt con dông cát, ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
    Lưu ý: Bí đao tính hơi hàn, không dùng cho những người tâm dương hư, khi gặp lạnh tâm hồi hộp không yên, chứng tì vị hư hàn, chứng phế hàn ho đàm nhiều, đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, chứng dương khí hư tay chân lạnh không nên dùng hoặc thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu.
    Dương Thùy

    Đu đủ: 'Thần dược' từ thiên nhiên bài thuốc vàng cho sức khỏe

    Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính... Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật o­ng cho đủ ngọt, uống cách ngày. Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm.

    Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa. Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim... Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ.
    Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.
    Một số bài thuốc:

    - Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
    - Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.
    - Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.
    - Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
    - Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.
    - Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống.
    T/H

    Ăn hạt đu đủ như ăn hạt tiêu, khỏi lo mắc ung thư

    Hạt đu đủ có thể tiêu diệt khối u, tiêu mủ, diệt virus và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Với đặc tính kỳ diệu đó, chỉ cần ăn một lượng nhỏ hạt đu đủ mỗi ngày có thể giúp bạn phòng tránh được ung thư.


    Trong dân gian, khi bị chín mé, một loại nhọt mọc sâu phía bên trong thịt ở đầu ngón tay, chỉ cần giã nát quả đu đủ non đắp vào sẽ làm tiêu hết mủ.
    Đáng lưu tâm là dạng bệnh chín mé này có thể ăn đứt cả xương ở đầu ngón tay.
    Trong sách y học cổ truyền, quả đu đủ non, lá đu đủ hoặc hạt đu đủ có nhiều hợp chất làm tiêu mủ, tiêu khối u, chống viêm rất hiệu quả.
    Các nhà khoa học hiện nay còn tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong hạt đu đủ.
    Các chất hiện diện trong hạt đu đủ làm ngừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư và các khối u.
    Những hạt nhỏ màu đen chứa chất isothiocyanate giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư máu, phổi và tuyến tiền liệt.
    Do vậy theo các chuyên gia, để phòng ngừa ung thư, bạn có thể sử dụng hạt đu đủ như sử dụng một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
    Chỉ cần nghiền một thìa đu đủ chia làm 2 – 3 bữa ăn trong ngày không chỉ giúp bạn phòng chống ung thư mà còn ngăn ngừa một số bệnh thường gặp khác.
    Bạn cũng có thể ăn sống hạt đu đủ bằng cách nhai trực tiếp rồi nuốt hoặc nghiền nát và thêm vào trong salad, sữa hoặc mật ong. Mùi vị của chúng tương tự như tiêu nhưng nặng hơn một chút.

    Có thể ăn sống hoặc nghiền hạt đu đủ cho vào thức ăn. (Ảnh minh họa)
    Vì hạt đu đủ có tác dụng chữa bệnh nên chúng sẽ trở thành chất độc nếu bạn sử dụng quá liều lượng hoặc sử dụng cho những đối tượng như phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
    Do vậy nếu lạm dụng hạt đu đủ sẽ có thể gây họa.
    Các chuyên gia khuyến cáo rằng, liều lượng sử dụng hạt đu đủ cho phép ở một người bình thường không được quá một thìa cà phê mỗi ngày.
    Ngoài tác dụng tiêu u và ngăn ngừa ung thư, hạt đu đủ còn có tác dụng trị những bệnh sau:
    Trị xơ gan: Hạt đu đủ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp chữa lành bệnh xơ gan . Hạt đu đủ uống với nước chanh tây trong hai tháng sẽ cho kết quả chữa bệnh xơ gan hiệu quả.
    Điều bạn cần làm là lấy 1 muỗng cà phê hạt đu đủ, nghiền nát và thêm vào ly nước chanh ấm. Tiêu thụ vào sáng sớm sẽ giúp điều trị xơ gan vô cùng hiệu quả.
    
Hạt đu đủ có tác dụng điều trị xơ gan vô cùng hiệu quả. (Ảnh minh họa)
    Hạt đu đủ có tác dụng điều trị xơ gan vô cùng hiệu quả. (Ảnh minh họa)
    Trị nhiễm virus: Hạt đu đủ cũng hoạt động như một tác nhân chống virus và chữa lành bệnh nhiễm virus nhẹ. Do vậy, thêm hạt đu đủ trong chế độ ăn uống là cách tốt nhất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng bên trong cơ thể
    Tiêu diệt ký sinh trùng: Sự có mặt của chất alkaloid carpaine trong đu đủ giết chết giun đường ruột và ký sinh trùng.
    Hỗ trợ tiêu hóa: Enzyme papain có trong hạt đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nó cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giúp tiêu hóa protein.
    Tốt cho bệnh thấp khớp: Thuộc tính chống viêm của hạt đu đủ tốt cho điều trị viêm khớp và các bệnh khớp.
    Kháng viêm: Để làm giảm các cơn đau, sưng viêm bên trong cơ thể hoặc các khớp, có một cách vô cùng đơn giản là thường xuyên tiêu thụ hạt đu đủ. Chúng có công dụng làm giảm sưng, đỏ và viêm gây đau.
    Ngừa thai: Để ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn, tất cả các bạn cần làm là nuốt một muỗng cà phê hạt đu đủ đã nghiền nát. Cách kì diệu này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì không gây ra tác dụng phụ.

    Đồ uống gây hại sức khoẻ nếu dùng sau 20h

    Cà phê, nước dừa, soda hay rượu là đồ uống có thể gây khó khăn cho giấc ngủ của bạn nếu sử dụng sau 20h.

    Theo Boldsky, nếu có thói quen uống rượu vào ban đêm kể cả rượu vang thì bạn nên bỏ ngay thói quen này nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Uống rượu vào ban đêm sẽ khiến nới lỏng van nối dạ dày và thực quản, khiến bạn dễ bị bệnh trào ngược dạ dày.
     Ảnh: Boldsky
    Do uong gay hai suc khoe neu dung sau 20h hinh anh 2
    Soda chứa lượng axit rất lớn. Axit là chất ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày. Nó làm tổn hại đến những van nối dạ dày và thực quản, khiến bạn bị hiện tượng trào ngược dạ dày. Ảnh: Cooldrink
    Do uong gay hai suc khoe neu dung sau 20h hinh anh 3
    Cà phê không chỉ có tính axit mà còn chứa caffein. Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi tối để tăng cường sự tập trung khi làm việc. Nhưng ít ai nghĩ rằng, cà phê lại tổn hại đến sức khỏe nếu uống sau 20h. Cà phê làm tăng cơn đau dạ dày. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên uống sữa có hàm lượng chất béo thấp để phân loại thức ăn trong dạ dày và ổn định dạ dày vào buổi tối.
     Ảnh: Tod
    Do uong gay hai suc khoe neu dung sau 20h hinh anh 4Phóng to
    Nhiều người thường uống nước dừa để giải khát nhưng ít ai biết được nước dừa là loại đồ uống cần phải tránh vào buổi tối. Đặc biệt, nước dừa có hại hơn nhiều khi uống cùng đá vào cuối ngày. Nếu uống nước dừa sau 20h, cơ thể bạn dễ bị lạnh, tiêu chảy và đau bụng. Ảnh: Hulf
    Mai Phương